Hờ. Cái tiêu đề này là tiêu đề cuốn truyện của ku Nam, mang
đi trong đợt này. Chưa đọc truyện này nhưng cứ mượn tạm, vì thấy nó hay hay.
Tiện nói về truyện, lần này ngoài mình thủ một đống sách Pháp, Bệnh học, Cấp cứu ngoại bla bla như một thằng mọt đích thực, mình cũng thủ thêm một đống truyện của Marc Levy và Guillaum Musso nữa. Qua 8 ngày đã đọc hết "Phía sau nghi can X" (một câu chuyện chả có vẹo gì là trinh thám, và cũng không phải của 2 ông kia mà con Linh Tây quảng cáo) và "Cô gái trong trang sách". Hehe. Ngoài ra, còn 3 cuốn truyện khác của 3 bạn. "Đoạn đường để nhớ" của ku Nam, "Bố là bà giúp việc" của bạn Yến và tập đầu của "Sáu người đi khắp thế gian" của con Trang Chim.
Đấy là những lời mở đầu một cách không liên quan lắm, và hơi lủng củng. Nhưng độ này thấy kiểu viết này cũng không đến nỗi tệ hại, ít ra là tạo ra được 1 chút gì đó trong đầu người đọc.Hờ
Rồi, tới phần giới thiệu tại sao viết cái bài này. Nói cho cùng thì cũng chả mấy khi mình tự dưng mà viết. Lần này muốn lưu lại vài chữ, vài cái suy nghĩ và tình cảm tức thời mình có được sau chuyến đi thực tế ở Hà Nam về.
Mào đầu tẹo, rằng trước khi đi thì được các đàn anh tuyên truyền ghê lắm, kể lể đủ thứ vui buồn ghê sợ. Làm cho cái đất Hà Nam mình tưởng tượng ra là một xó núi heo hắt và ngu ngu, đời sống thì đói khổ. Và khi đến nơi thì mình sẽ có gì đấy kiểu như những đợt tình nguyện vùng cao, khó khăn nhưng đầy tình thân và sự đoàn kết, luôn là những kỷ niệm khó quên và đầy ý nghĩa cho mãi về sau.
Hờ, thế là mình vác một đống quần áo to đùng, sách một núi và đồ vệ sinh tới tận răng, cho một tuần gian nan đói khổ nhưng đầy hào hứng và vinh quang. Hờ, nghe rất là ngây thơ!
Ngày 1/8, sáng sớm dậy oánh răng và phát hiện hôm ý là sinh nhật bà chị mình. Xong chuồn mất, bố đèo tới trường với quả vali số và cái chiếu to oạch. Lên xe về Hà Nam và vẫn nghĩ về 1 chốn "khỉ ho" và "cầu tõm" nào đấy, chỉ biết nó qua cái tên: An Lão (Bình Lục). Hờ, nghe thật đậm chất "dưỡng già".
Tới nơi, thật choáng ngợp vì cái xã "dưỡng già" này. Nó chả giống tưởng tượng gì sất. Nói chung là nó như chỗ mình cách đây tầm 10 năm. Trừ nước nôi bẩn bẩn và đường điện lắc lư mỗi lúc mưa thì nó nhìn rất giống ở Hà Nội, thậm chí là một khu khá khẩm là khác. Nhà bám sát ở mặt đường to, vài cái ngõ xương cá. Đa số khá tử tế, thậm chí là giàu, vì họ có nghề làm đồ sừng, đồ đá, rồi thêu ren, buôn bán các loại. Kể ra vẫn có vài nhà nhìn điêu tàn, cổ cổ nhưng đấy chỉ là số ít. Ở đây giống giống chỗ mình chục năm trước, vì thấy còn bao nhiêu ao chuôm, bờ rậu bằng cây, bụi tre, ruộng vườn mênh mông...Thêm một cái nữa là phần lớn nhà cửa khu này đều có nền thấp hơn mặt đường lớn, thật là dị. Và thế là trong cái tuần mình ở đấy, sau khi hứng chịu 2 cơn bão thì làng xóm cứ gọi là mênh mông nước, ếch nhái và muỗi thì cứ gọi là cơ man!!!
Mình ở đấy trong 8 ngày, từ 1/8 tới 8/8. Mục tiêu là làm quen cộng đồng, lấy số liệu điều tra, tìm hiểu trạm y tế và tập truyền thông. Chẹp. Nói chung mới đầu tưởng đây là một vụ ăn chơi lớn lao như các anh vẫn tuyên truyền, nhưng kỳ thực cũng lắm việc ghê gớm. Phần vì thầy của tổ mình nghiêm túc kinh dị, phần nữa vì có dính dáng tới bộ môn Dinh dưỡng nên có cô Dương đi kèm "hướng dẫn". Thế là mấy hôm đi điều tra cứ trưa chật trưa chiều mới về. Chả biết nhóm khác thế nào chứ nhóm mình chế số ít một cách kinh khủng, làm việc nghiêm túc tới căng thẳng luôn. Hờ hờ. Xong màn ý thì còn viết bài truyền thông, tìm hiểu thông tin trạm y tế...Nói chung cũng không có gì đặc biệt. Cuối đợt về làm báo cáo các loại. Vào cái giờ phút này thì vẫn chưa xong, khỉ thật.
Đấy là công việc, ngoài ra sự nghiệp ăn chơi và giao lưu các loại cũng um trời và đáng kể lắm. Ngay hôm mồng 2 đã có một buổi nhậu nhẹt vì hôm sau thầy về. Bia bọt rất ác và mình không biết giời đất gì sau khi oánh răng xong. May mà còn lết đi ngủ được và không bị chết lạnh vì ...được ngủ trên giường với e Trang và ku Tá, hờ.ngoài ra có 1 trận bóng đá với thanh niên ở đấy, thắng 4-3 thì phải, nhưng mấy cậu ấy cứ kiểu đá không hết mình. Nhưng nói chung là vui. Tới mồng 5 lại giao lưu tiếp, với Đoàn thanh niên xã, những anh mặc áo sơ mi và hát nhạc đỏ. Còn bọn này là một lũ quần sóc và hát ỉ eo các loại trẻ trung có, cũ rích có, cả tiếng Anh nữa. Nhưng chưa bao giờ mình thấy cái mùi "thanh niên" nó lại đáng ghét đến thế. Quay sang chúc chích vớ vẩn, sát phạt bằng lý luận bàn rượu ngu ngốc rồi lủi về khi chưa rõ ai với ai. Rồi hát hò nhảy nhót điên loạn. Tất nhiên họ hiếu khách nhưng cái kiểu đó thật đáng sợ và chả có tí văn hóa "cộng sản" nào mà mình mơ tưởng cả. Thế là mình không thích buổi ý lắm. Hôm đấy trời rất trong và nhiều sao kinh khủng. Sau các màn đủ lễ nghĩa thì mình cũng khá lê phê. Nhờ nâng cao được trình tái xuất nên mình không tới nỗi tệ như hôm trước. Lúc đi ngẩng mặt lên trời. Lúc về cũng thế. Thấy cái bầu trời ở đấy thật kỳ diệu. Nó không bị ô nhiễm ánh sáng từ mặt đất nên nó đen huyền diệu và thế nên đống sao khảm lên nó cũng như sáng hơn...và không phải ai cũng muốn nói chuyện với người say...
Đấy là mấy phần vô vị của cái đợt đi này. Ờ nói thêm vài câu không được tích cực nữa cho nó xấu xa thì xấu hẳn. Đấy là những thứ mình thấy buồn và thoáng suy nghĩ khi làm. Việc đầu tiên là việc đưa cho người tham gia ký một tờ thanh toán tiền mà giải thích với người ta là "hết giấy ghi danh sách", hờ, dù chính mình cũng không tin nổi như vậy. Thêm nữa là việc đi khắp các nhà hỏi vô số thứ vớ va vớ vẩn kiểu "bác có thường xuyên nói chuyện với bạn bè không?", và hỏi người ta đủ thứ liên quan tới bệnh tật. Rốt cục lại thì hỏi xong rồi đi, người ta không biết hay hiểu sai thì vẫn hoàn như vậy. Mình đã thử cho người ta hỏi lại, nhưng dân cũng chả có nhu cầu và không biết hỏi cái gì, thế là họ.. chạy đi nấu cơm. Hờ. Thật là có ý nghĩa. Thêm nữa là một buổi nói chuyện có 3 bà mẹ ngồi nghe, ngoài ra toàn nhân viên y tế, chẹp. Nói chung là mình có cảm giác mình xuống địa phương không giải quyết được gì, phiền người ta một chút rồi biến mất. Đúng kiểu có cô thì chợ vẫn đông mà thôi. Từ thực lòng mình, nếu hỏi là đánh giá 8 ngày qua đi thế nào, mình sẽ cười khẩy vào những lời nhận xét tốt giỏi của cả thầy trường mình và thầy cô ở địa phương, mình thấy nó thật vô nghĩa với người dân và không có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình hành nghề.
Nói đi nói lại nhiều điều tiêu cực quá, thành ra một chuyến đi tồi tệ nhỉ? Không phải đâu. Nếu thế đâu phải là "đoạn đường để nhớ". Để nhớ nhiều lắm, những hình ảnh về một hệ thống y tế địa phương thiếu thốn, về cả con người và vật chất; để sau này bớt chửi "bọn tuyến dưới" đi. Nhớ những người dân ngây thơ và hồn hậu, ngồi kể lể chuyện nhà chuyện đời, rồi hỏi han đủ thứ chuyện; để thấy biết yêu người dân hơn, thông cảm hơn với những người bệnh phải "bán cả đàn gà" mua thuốc. Nhớ những bể nước mưa, những cốc nước đợi mãi không thể trong được, những ao chuôm kinh khủng; để có ngày nhớ rằng môi sinh của cộng đồng như thế nào. Rồi nhớ chính những lỗi lầm, những giả tạo và hình thức của hôm nay để sau này biết sống thật hơn, có ích hơn cho cộng đồng.
Và nhớ nữa, nhớ lắm, đấy là hơn một tuần bên nhau, giữa những thành viên trong tổ. Chưa bao giờ tổ mình vui và đoàn kết đến thế. Có lẽ sau vụ này, còn lâu lắm nữa ku Bắc mới phải kêu gào: "Hãy thẳng thắn với nhau". Vì một tuần sống chung, làm việc chung, vui đùa cùng nhau, chia công việc, thậm chí cả chợ búa nấu nướng đã làm cho mọi người hiểu nhau hơn rất nhiều, và thân hơn nữa.
Và đây là những gì mình thấy được ở các bạn mình sau một tuần:
Câu chuyện về những cuốn sách: Mình mang sách và truyện, Yến mang Bố là bà giúp việc, Nam mang Đoạn đường để nhớ, Trang mang Sáu người đi khắp thế gian, thêm bạn Nga mang Bệnh học và sách Giáo dục sức khỏe nữa.
Con Phương rất uy lực và ra dáng người cầm quỹ, nhưng ưa nịnh và không khéo sống.
Con Trang thông minh và có trách nhiệm, nhưng không quá nghiêm túc, uống được, nhưng không "hòa đồng theo cách mọi người", mang rất ít đồ và tay bị mẫn cảm với xà phòng
Bạn Yến rất kiểu một bạn nữa hiện đại của kênh 14, thích đọc sách, ham vui, hòa đồng nhưng không thân thực sự với ai, bạn hát giọng Hà Tĩnh rất tuyệt
Quỳnh Anh vẫn có những bộ quần áo ngớ ngẩn, không khéo léo tới độ bị lôi ra làm trò đùa tới mức quá đáng, làm việc nhóm không tốt lắm dù rất tích cực, không rõ là có biết nấu ăn không nữa, sống nhường nhịn và quan tâm mọi người, dù theo cách nào đó hơi ngây ngô
Huyền vẫn hát những bài tiếng Anh ở một chỗ ít người nghe thấy, nhưng thoải mái hơn trước rất nhiều, sống vẫn khép kín
Nga cũng kín, nhưng khá cương quyết và sẵn sàng phản đối, làm việc có trách nhiệm và khá chu đáo
Hương bị đau chân, luôn có dáng một mệnh phụ, make up lúc lên xe về trường, rất tử tế với mọi người
Linh đã "tha hóa" đi nhiều, sống tự do hơn và bắt đầu ghét bọn con trai, bạn không mang chiếc S3 mới mua về Hà Nam
Ku Sơn không bao giờ tắm chung, mang ba lô du lịch, dễ dàng bị lôi kéo đi chơi, nhưng rất chăm rửa bát.
Ku Việt mang gối tử tế và xịt muỗi, hát vớ vẩn, được mọi người yêu quý vì rất chân thật đôi khi tới quá lố, không bao giờ đi chơi với anh em
Ku Mạnh không tắm chung với mọi người, và cũng chỉ tắm ở nhà tắm nhà anh Bảy, thậm chí bỏ mọi người sau bữa ăn để về tắm vì việc này, phát cuồng lên vì đi chơi, sẵn sàng làm nhưng sẵn sàng so bì
Ku Hiếu thánh thiện hơn mình nghĩ rất nhiều, cũng khéo nữa, nhưng nó hiền và vui vui
Ku Tá cũng lại là một cậu thánh thiện và không công tử như mình nghĩ, rất tốt và quan tâm tới mọi người, không trọng hình thức và sống rất tình nghĩa
Ku Quân là người tử tế và thánh thiện tiếp nữa, khéo nấu ăn, biết lo lắng chu đáo cho mọi người, sẵn sàng lê la hát cùng mọi người.
Ku Oai hơi ném đá chút, sống khá kín, tắm chung với anh em và bắn cũng khá tốt
Ku Vượng chỉ hát khi có beat từ máy nó phát ra, luôn có bộ mặt bình thản dị hợm và thế quái nào, cách gợi chuyện của nó nghe thật liên quan và buồn cười
Ku Trường dính tới 1 em chấm bi địa phương rất vớ vẩn, ghi ta khá tốt, thích chụp ảnh tự sướng, trốn rửa bát và nhiều trò vớ vẩn
Ku Nam hiền hiền, cũng hay rửa bát, hòa đồng với mọi người nhưng cực kỳ căng thẳng khi chịu áp lực
Ku Đông thích nói khác mọi người, sẵn sàng bỏ đi dù biết mai nhóm mình có việc, chỉ đạo làm ăn qua loa kinh khủng
Ku Long cũng là một bậc thánh thiện. Nó tốt kinh khủng, uống được, ngoại giao tốt, sẵn sàng trả trước tiền bia cho mọi người và nhiều thứ khác nữa, không câu nệ tới độ bị giấu ví một lần và cuối đợt thì mất sạc điện thoại
Ku Bắc cơ to, trầm tĩnh là luôn nghiêm túc hơn cần thiết, nhưng trách nhiệm và quan tâm tới mọi người
Rồi. Nếu ngồi kể lể sẽ có nhiều chuyện lắm, nhưng nói chung biết vậy là tạm ổn.
Ừ, một đoạn đường đã qua, một đoạn đường nhiều trông mong, nhiều nỗi buồn và niềm vui xen lẫn. Một đoạn đường sẽ nhớ lâu nữa trong mai sau..........
Tới nơi, thật choáng ngợp vì cái xã "dưỡng già" này. Nó chả giống tưởng tượng gì sất. Nói chung là nó như chỗ mình cách đây tầm 10 năm. Trừ nước nôi bẩn bẩn và đường điện lắc lư mỗi lúc mưa thì nó nhìn rất giống ở Hà Nội, thậm chí là một khu khá khẩm là khác. Nhà bám sát ở mặt đường to, vài cái ngõ xương cá. Đa số khá tử tế, thậm chí là giàu, vì họ có nghề làm đồ sừng, đồ đá, rồi thêu ren, buôn bán các loại. Kể ra vẫn có vài nhà nhìn điêu tàn, cổ cổ nhưng đấy chỉ là số ít. Ở đây giống giống chỗ mình chục năm trước, vì thấy còn bao nhiêu ao chuôm, bờ rậu bằng cây, bụi tre, ruộng vườn mênh mông...Thêm một cái nữa là phần lớn nhà cửa khu này đều có nền thấp hơn mặt đường lớn, thật là dị. Và thế là trong cái tuần mình ở đấy, sau khi hứng chịu 2 cơn bão thì làng xóm cứ gọi là mênh mông nước, ếch nhái và muỗi thì cứ gọi là cơ man!!!
Mình ở đấy trong 8 ngày, từ 1/8 tới 8/8. Mục tiêu là làm quen cộng đồng, lấy số liệu điều tra, tìm hiểu trạm y tế và tập truyền thông. Chẹp. Nói chung mới đầu tưởng đây là một vụ ăn chơi lớn lao như các anh vẫn tuyên truyền, nhưng kỳ thực cũng lắm việc ghê gớm. Phần vì thầy của tổ mình nghiêm túc kinh dị, phần nữa vì có dính dáng tới bộ môn Dinh dưỡng nên có cô Dương đi kèm "hướng dẫn". Thế là mấy hôm đi điều tra cứ trưa chật trưa chiều mới về. Chả biết nhóm khác thế nào chứ nhóm mình chế số ít một cách kinh khủng, làm việc nghiêm túc tới căng thẳng luôn. Hờ hờ. Xong màn ý thì còn viết bài truyền thông, tìm hiểu thông tin trạm y tế...Nói chung cũng không có gì đặc biệt. Cuối đợt về làm báo cáo các loại. Vào cái giờ phút này thì vẫn chưa xong, khỉ thật.
Đấy là công việc, ngoài ra sự nghiệp ăn chơi và giao lưu các loại cũng um trời và đáng kể lắm. Ngay hôm mồng 2 đã có một buổi nhậu nhẹt vì hôm sau thầy về. Bia bọt rất ác và mình không biết giời đất gì sau khi oánh răng xong. May mà còn lết đi ngủ được và không bị chết lạnh vì ...được ngủ trên giường với e Trang và ku Tá, hờ.ngoài ra có 1 trận bóng đá với thanh niên ở đấy, thắng 4-3 thì phải, nhưng mấy cậu ấy cứ kiểu đá không hết mình. Nhưng nói chung là vui. Tới mồng 5 lại giao lưu tiếp, với Đoàn thanh niên xã, những anh mặc áo sơ mi và hát nhạc đỏ. Còn bọn này là một lũ quần sóc và hát ỉ eo các loại trẻ trung có, cũ rích có, cả tiếng Anh nữa. Nhưng chưa bao giờ mình thấy cái mùi "thanh niên" nó lại đáng ghét đến thế. Quay sang chúc chích vớ vẩn, sát phạt bằng lý luận bàn rượu ngu ngốc rồi lủi về khi chưa rõ ai với ai. Rồi hát hò nhảy nhót điên loạn. Tất nhiên họ hiếu khách nhưng cái kiểu đó thật đáng sợ và chả có tí văn hóa "cộng sản" nào mà mình mơ tưởng cả. Thế là mình không thích buổi ý lắm. Hôm đấy trời rất trong và nhiều sao kinh khủng. Sau các màn đủ lễ nghĩa thì mình cũng khá lê phê. Nhờ nâng cao được trình tái xuất nên mình không tới nỗi tệ như hôm trước. Lúc đi ngẩng mặt lên trời. Lúc về cũng thế. Thấy cái bầu trời ở đấy thật kỳ diệu. Nó không bị ô nhiễm ánh sáng từ mặt đất nên nó đen huyền diệu và thế nên đống sao khảm lên nó cũng như sáng hơn...và không phải ai cũng muốn nói chuyện với người say...
Đấy là mấy phần vô vị của cái đợt đi này. Ờ nói thêm vài câu không được tích cực nữa cho nó xấu xa thì xấu hẳn. Đấy là những thứ mình thấy buồn và thoáng suy nghĩ khi làm. Việc đầu tiên là việc đưa cho người tham gia ký một tờ thanh toán tiền mà giải thích với người ta là "hết giấy ghi danh sách", hờ, dù chính mình cũng không tin nổi như vậy. Thêm nữa là việc đi khắp các nhà hỏi vô số thứ vớ va vớ vẩn kiểu "bác có thường xuyên nói chuyện với bạn bè không?", và hỏi người ta đủ thứ liên quan tới bệnh tật. Rốt cục lại thì hỏi xong rồi đi, người ta không biết hay hiểu sai thì vẫn hoàn như vậy. Mình đã thử cho người ta hỏi lại, nhưng dân cũng chả có nhu cầu và không biết hỏi cái gì, thế là họ.. chạy đi nấu cơm. Hờ. Thật là có ý nghĩa. Thêm nữa là một buổi nói chuyện có 3 bà mẹ ngồi nghe, ngoài ra toàn nhân viên y tế, chẹp. Nói chung là mình có cảm giác mình xuống địa phương không giải quyết được gì, phiền người ta một chút rồi biến mất. Đúng kiểu có cô thì chợ vẫn đông mà thôi. Từ thực lòng mình, nếu hỏi là đánh giá 8 ngày qua đi thế nào, mình sẽ cười khẩy vào những lời nhận xét tốt giỏi của cả thầy trường mình và thầy cô ở địa phương, mình thấy nó thật vô nghĩa với người dân và không có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình hành nghề.
Nói đi nói lại nhiều điều tiêu cực quá, thành ra một chuyến đi tồi tệ nhỉ? Không phải đâu. Nếu thế đâu phải là "đoạn đường để nhớ". Để nhớ nhiều lắm, những hình ảnh về một hệ thống y tế địa phương thiếu thốn, về cả con người và vật chất; để sau này bớt chửi "bọn tuyến dưới" đi. Nhớ những người dân ngây thơ và hồn hậu, ngồi kể lể chuyện nhà chuyện đời, rồi hỏi han đủ thứ chuyện; để thấy biết yêu người dân hơn, thông cảm hơn với những người bệnh phải "bán cả đàn gà" mua thuốc. Nhớ những bể nước mưa, những cốc nước đợi mãi không thể trong được, những ao chuôm kinh khủng; để có ngày nhớ rằng môi sinh của cộng đồng như thế nào. Rồi nhớ chính những lỗi lầm, những giả tạo và hình thức của hôm nay để sau này biết sống thật hơn, có ích hơn cho cộng đồng.
Và nhớ nữa, nhớ lắm, đấy là hơn một tuần bên nhau, giữa những thành viên trong tổ. Chưa bao giờ tổ mình vui và đoàn kết đến thế. Có lẽ sau vụ này, còn lâu lắm nữa ku Bắc mới phải kêu gào: "Hãy thẳng thắn với nhau". Vì một tuần sống chung, làm việc chung, vui đùa cùng nhau, chia công việc, thậm chí cả chợ búa nấu nướng đã làm cho mọi người hiểu nhau hơn rất nhiều, và thân hơn nữa.
Và đây là những gì mình thấy được ở các bạn mình sau một tuần:
Câu chuyện về những cuốn sách: Mình mang sách và truyện, Yến mang Bố là bà giúp việc, Nam mang Đoạn đường để nhớ, Trang mang Sáu người đi khắp thế gian, thêm bạn Nga mang Bệnh học và sách Giáo dục sức khỏe nữa.
Con Phương rất uy lực và ra dáng người cầm quỹ, nhưng ưa nịnh và không khéo sống.
Con Trang thông minh và có trách nhiệm, nhưng không quá nghiêm túc, uống được, nhưng không "hòa đồng theo cách mọi người", mang rất ít đồ và tay bị mẫn cảm với xà phòng
Bạn Yến rất kiểu một bạn nữa hiện đại của kênh 14, thích đọc sách, ham vui, hòa đồng nhưng không thân thực sự với ai, bạn hát giọng Hà Tĩnh rất tuyệt
Quỳnh Anh vẫn có những bộ quần áo ngớ ngẩn, không khéo léo tới độ bị lôi ra làm trò đùa tới mức quá đáng, làm việc nhóm không tốt lắm dù rất tích cực, không rõ là có biết nấu ăn không nữa, sống nhường nhịn và quan tâm mọi người, dù theo cách nào đó hơi ngây ngô
Huyền vẫn hát những bài tiếng Anh ở một chỗ ít người nghe thấy, nhưng thoải mái hơn trước rất nhiều, sống vẫn khép kín
Nga cũng kín, nhưng khá cương quyết và sẵn sàng phản đối, làm việc có trách nhiệm và khá chu đáo
Hương bị đau chân, luôn có dáng một mệnh phụ, make up lúc lên xe về trường, rất tử tế với mọi người
Linh đã "tha hóa" đi nhiều, sống tự do hơn và bắt đầu ghét bọn con trai, bạn không mang chiếc S3 mới mua về Hà Nam
Ku Sơn không bao giờ tắm chung, mang ba lô du lịch, dễ dàng bị lôi kéo đi chơi, nhưng rất chăm rửa bát.
Ku Việt mang gối tử tế và xịt muỗi, hát vớ vẩn, được mọi người yêu quý vì rất chân thật đôi khi tới quá lố, không bao giờ đi chơi với anh em
Ku Mạnh không tắm chung với mọi người, và cũng chỉ tắm ở nhà tắm nhà anh Bảy, thậm chí bỏ mọi người sau bữa ăn để về tắm vì việc này, phát cuồng lên vì đi chơi, sẵn sàng làm nhưng sẵn sàng so bì
Ku Hiếu thánh thiện hơn mình nghĩ rất nhiều, cũng khéo nữa, nhưng nó hiền và vui vui
Ku Tá cũng lại là một cậu thánh thiện và không công tử như mình nghĩ, rất tốt và quan tâm tới mọi người, không trọng hình thức và sống rất tình nghĩa
Ku Quân là người tử tế và thánh thiện tiếp nữa, khéo nấu ăn, biết lo lắng chu đáo cho mọi người, sẵn sàng lê la hát cùng mọi người.
Ku Oai hơi ném đá chút, sống khá kín, tắm chung với anh em và bắn cũng khá tốt
Ku Vượng chỉ hát khi có beat từ máy nó phát ra, luôn có bộ mặt bình thản dị hợm và thế quái nào, cách gợi chuyện của nó nghe thật liên quan và buồn cười
Ku Trường dính tới 1 em chấm bi địa phương rất vớ vẩn, ghi ta khá tốt, thích chụp ảnh tự sướng, trốn rửa bát và nhiều trò vớ vẩn
Ku Nam hiền hiền, cũng hay rửa bát, hòa đồng với mọi người nhưng cực kỳ căng thẳng khi chịu áp lực
Ku Đông thích nói khác mọi người, sẵn sàng bỏ đi dù biết mai nhóm mình có việc, chỉ đạo làm ăn qua loa kinh khủng
Ku Long cũng là một bậc thánh thiện. Nó tốt kinh khủng, uống được, ngoại giao tốt, sẵn sàng trả trước tiền bia cho mọi người và nhiều thứ khác nữa, không câu nệ tới độ bị giấu ví một lần và cuối đợt thì mất sạc điện thoại
Ku Bắc cơ to, trầm tĩnh là luôn nghiêm túc hơn cần thiết, nhưng trách nhiệm và quan tâm tới mọi người
Rồi. Nếu ngồi kể lể sẽ có nhiều chuyện lắm, nhưng nói chung biết vậy là tạm ổn.
Ừ, một đoạn đường đã qua, một đoạn đường nhiều trông mong, nhiều nỗi buồn và niềm vui xen lẫn. Một đoạn đường sẽ nhớ lâu nữa trong mai sau..........
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét