Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2023

Giấy khen đổi được gì?

 


Bằng khen thời còn đi học của Giáo sư, Tiến sĩ kỹ thuật tải trọng, nhà nghiên cứu hàng không vũ trụ Quế Hải Triều (1986, Vân Nam).

Quế Hải Triều đang là giáo sư và nhà nghiên cứu cấp cao của Đại học hàng không & du hành vũ trụ Bắc Kinh và cũng là người giám sát đào tạo tiến sĩ hàng không vũ trụ của trường. Là phi hành gia dân sự đầu tiên, là phi hành gia đeo kính đầu tiên của Trung Quốc bay vào không gian. Và cũng là người đầu tiên bay lên trạm vũ trụ Thiên Cung thực hiện sứ mệnh chinh phục không gian mà không phải là quân nhân PLA.

                                                          - Bài đăng trên nhóm China Skyline & Economy -

Cái ảnh này đã thấy mấy lần, trên fb và tiktok, nhưng đọc những dòng caption này, tự nhiên thấy xúc động và muốn viết một tí. Nếu là mình hồi phổ thông chắc đã có thể viết được vài mặt giấy ngay được về cái ảnh này.

Mấy hôm trước thi Cao Khảo ở Trung Quốc, rồi mấy hôm vừa rồi thi vào 10 ở Việt Nam. Có mấy cái nhận xét như này:

1. Đề thi đại học của TQ môn Văn luôn rất hay, nêu vấn đề thiết thực và gợi mở. Đọc đề thi giống như đề thi Hội thi Đình ngày xưa để các sĩ phu luận về thế sự. 

Đề thi đại học của Việt Nam vẫn chăm chăm ôn tủ mấy bài văn ngắn vài mặt giấy trong sách giáo khoa, nghị luận xã hội thì chung chung vô thưởng vô phạt. Ví dụ đề vào 10 hôm qua về "làm chủ cảm xúc bản thân vì cảm xúc của chúng ta có thể làm người khác lo lắng", xàm vl xàm.

2. Truyền thông của TQ tạo ra dư luận cực ấn tượng về sự tôn nghiêm, quan trọng và kỳ vọng ở các kỳ thi: cảnh sát dọn đường, cứu hỏa phun nước, người dân nhường đường, máy bay ngừng bay ... và vô vàn hình ảnh, hát hò kiểu Nhất lộ sinh hoa trên tiktok. Rồi những câu chuyện vui vẻ kiểu Thanh Hoa - Bắc Đại, Vi thần, ... làm cho đến đứa trẻ ham chơi nhất cả ngày cắm mặt vào tiktok cũng phải cảm nhận được sự trân trọng giáo dục thế nào

Truyền thông VN thì nhai nhải câu chuyện giảm tải, học theo Âu Mỹ học kỹ năng mềm, EQ AQ các kiểu. Sau đó nhồi vào đầu nhau phải học ở trường quốc tế mới tốt, phải như Bắc Âu các kiểu các kiểu. Người ta vẫn loay hoay ở những cái mác!

-----

Những suy nghĩ vụn vặt về bức ảnh:

1. So về giấy khen, chắc chắn rằng đầy người Việt Nam nhiều giấy khen hơn thế kia. Nếu coi Quế Hải Triều là một hạt giống tốt đã nảy mầm trưởng thành rồi rực trở nở hoa làm đẹp cho đời, thì ở cái xứ sở 100 triệu dân này, có không thiếu những hạt giống cũng xuất sắc như vậy, có điều chả thể nở hoa mà lụi đi đâu mất thôi. Lê Bá Khánh Trình chỉ mãi là cậu giáo dạy toán.

 Hồi 100 triệu dân, sau 30 năm từ một nước không sản xuất nổi cái máy cày, thì Liên Xô đã làm được bom hạt nhân và đưa vệ tinh ra vũ trụ. Chả biết 30 năm nữa VN còn phân lô bán nền không?

2. Công bằng xã hội chính là việc một cậu bé tài năng như thế kia, dù nghèo đói bần hàn, bước chân vượt lên được trên các nấc thang của xã hội; cuối cùng được trọng vọng và tài năng được đặt đúng chỗ để cống hiến cho xã hội. Với anh và với hàng triệu học sinh nghèo khác, đó là Cá chép hóa rồng, Vinh quy bái tổ. Với đất nước TQ, đó là tìm thấy nhân tài ở thâm sơn cùng cốc để phục vụ quốc gia. Những giá trị về dụng nhân trị quốc hàng nghìn năm vẫn đang được TQ gìn giữ. Trong khi ở VN thì ngập ngụa tệ con ông cháu cha, nhất là trong những ngành cốt lõi.

3. Hạt mầm tốt phải có đất tốt mới có thể nảy mầm. Hãy nhìn kết cục của Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngữ, Trần Đức Thảo... Vẫn biết là tiểu tư sản thì hay dao động, nhưng việc trí thức bỏ nước mà đi sau 45, sau 54, sau 75, sau Nhân Văn Giai Phẩm thì hẳn là đi ngược lại với phép dụng nhân. Hơn 2000 năm trước Lã Bất Vi đã soạn Lã Thị Xuân Thu, rồi dùng đủ kế để chiêu dụ người tài vì nhận ra chỉ có kẻ sĩ mới hưng thịnh được xã tắc. 

Tiếc thay, giờ thì người ta lải nhải "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" nhưng thật ra khoác lên cho nguyên khí ấy tấm áo thiên thần chết đói, và âm thầm nhồi con cháu vào những chỗ "ngon ăn".

-----

Quốc gia nào muốn hóa rồng cũng cần phải có thời kỳ quá độ, cũng có một thế hệ lao ra biển quỳ gối xin tri thức, học mót ăn cắp công nghệ về phát triển quê hương. Nhưng muốn có được cái thế hệ ấy thì phải làm cho người ta thấy yêu nước, không phải từ những bài học nhai nhải ở lớp hay trên loa phường, mà là việc "giấy khen" sẽ đổi được gì?

- Sự tôn trọng của xã hội, cộng đồng hỗ trợ để phát triển khả năng, tiền bạc, danh tiếng...

- hay là những lời khen công nghiệp, sau đó là một thằng đồng nghiệp COCC nhảy lên đầu mình, những đồng lương còm cõi chả bằng anh xe ôm, và hầm bà làng gì nữa...

Rồi năm nào cũng hỏi quán quân Olympia có về nước không? haiz


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét